Io.net là gì? Hướng dẫn Airdrop dự án DePIN io.net hệ Solana. Io.net là dự án DePIN và AI thu hút sự chú ý lớn gần đây khi được định giá hơn 1 tỷ USD. Dự án hứa hẹn sẽ có Airdrop cho cộng đồng. Vậy io.net là gì? Cách săn Airdrop từ io.net ra sao? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Mục lục bài viết:
io.net là gì?
io.net là mạng lưới DePIN hệ Solana nhằm tổng hợp tài nguyên GPU cho các công ty AI & Machine Learning (ML). Dự án hướng đến mục tiêu mang đến nguồn sức mạnh tính toán với chi phí rẻ và thời gian xử lý nhanh hơn so với các giải pháp hiện tại.
DePIN (Decentralized Infrastructure for Parallel Processing and Neural Networks) là các dự án được phát triển dựa trên công nghệ blockchain để giải quyết vấn đề tập trung hóa trong việc xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng vật lý ở thế giới thực.
Theo Hack VC (quỹ dẫn đầu vòng gọi vốn 30 triệu USD của io.net), dự án này giúp khách hàng tiết kiệm tới 90% chi phí AI trên nền tảng đám mây của họ. Hiện nay, io.net tuyên bố đã phát triển lên đến 25.000 GPU và xử lý 40.000 giờ tính toán cho các công ty AI và ML. Trong thời đại mà chip GPU đang thiếu hụt trên toàn cầu, giải pháp của io.net được đánh giá là một thành tựu đặc biệt ấn tượng.
Điểm nổi bật của io.net là gì?
Nhu cầu sử dụng GPU cho các mô hình ML đang ngày căng tăng cao trong bối cảnh bùng nổ của xu hướng AI. Tuy nhiên, các giải pháp GPU hiện nay còn nhiều hạn chế như chi phí cao, ít tùy chọn & khó được cấp quyền truy cập.
Sau đây là những điểm nổi bật của io.net nhằm giải quyết vấn đề trên:
- Hệ thống Cloud phi tập trung: io.net tận dụng sức mạnh của các GPU nhàn rỗi từ nhiều nguồn khác nhau như trung tâm dữ liệu, thiết bị đào coin & dự án crypto để tạo thành một thị trường phi tập trung cho sức mạnh tính toán. Điều này giúp mở rộng khả năng truy cập tài nguyên GPU cho các công ty AI và ML, đồng thời tăng cường tính bảo mật và minh bạch cho hệ thống.
- Tiết kiệm chi phí: io.net giúp các công ty AI và ML tiết kiệm chi phí tính toán lên đến 90% so với các dịch vụ cloud tập trung truyền thống như Google Cloud, AWS hay Azure. Dự án giúp tạo ra một nền tảng công bằng và dễ tiếp cận hơn cho các công ty AI/ML.
- Hiệu suất cao: io.net sử dụng mô hình parallel execution (thực thi song song) để tối ưu hóa hiệu suất và mở rộng phạm vi của các mô hình học máy. Điều này giúp tăng tốc độ xử lý & khả năng mở rộng của các dự án AI/ML,
- Minh bạch thông tin: io.net sử dụng blockchain Solana để đảm bảo tính minh bạch trong các giao dịch và truy cập dữ liệu. Người dùng có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên của họ.
- Dễ sử dụng: io.net cung cấp giao diện đơn giản và dễ sử dụng cho cả người dùng mới bắt đầu và người dùng có kinh nghiệm. Đồng thời, dự án còn sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để bảo vệ an toàn dữ liệu cho người dùng.
Sản phẩm của io.net là gì?
IO Cloud
IO Cloud là dịch vụ đám mây cho phép người dùng triển khai và quản lý các cụm GPU. Người dùng có thể lựa chọn loại cluster, mục đích và vị trí triển khai, cũng như kết nối với các dịch vụ Machine Learning (ML) như Tensorflow hoặc PyTorch.
IO Worker
IO Worker là nền tảng dành cho bên cung cấp dịch vụ, những người sở hữu các GPU. Họ có thể cho phép người dùng cho thuê GPU của mình thông qua io.net và kiếm tiền từ việc đó. Người dùng có thể tự do đặt giá cho GPU của mình và nhận thanh toán bằng token IO (chưa ra mắt).
IO Explorer
IO Explorer là công cụ blockchain explorer của io.net (tương tự như Etherscan của mạng Ethereum), giúp cung cấp các số liệu thời gian thực về triển khai cụm GPU, công việc tính toán và giá cả.
IO Explorer cung cấp những thông tin sau:
- Theo dõi tình trạng hoạt động của mạng lưới io.net.
- Xem chi tiết về các cluster GPU đang hoạt động.
- So sánh giá cả của các dịch vụ GPU khác nhau.
- Tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ GPU phù hợp với nhu cầu.
Ngoài 3 sản phẩm chính nêu trên, io.net còn cung cấp một số dịch vụ khác như:
- IO Marketplace: Nơi người dùng có thể mua bán các tài nguyên GPU nhàn rỗi.
- IO Developer Tools: Bộ công cụ dành cho nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng trên nền tảng io.net.
Tokenomics
Key Metrics
- Tên Token IO
- Blockchain Solana
- Contract Updating …
- Mảng DePIN
- Tổng cung ban đầu 500 triệu
- Tổng cung tối đa 800 triệu
- Cung lưu hành ban đầu 95 triệu (19% tổng cung ban đầu)
Lưu ý: Tổng cung ban đầu của IO là 500 triệu nhưng trong 20 năm tiếp theo sẽ tăng tuyến tính thành 800 triệu, phần thừa 300 triệu sau này là dành trả thưởng cho các nhà cung cấp GPU và đội vận hành node.
Token Allocation & Release Schedule
Token IO được phân bổ như sau:
- Early Backers (Seed Round): 12,5%
- Early Backers (Series A): 10,2%
- Initial Core Contributors: 11,3%
- R&D Ecosystem: 16%
- Community: 50%
Tại thời điểm TGE, 19% tổng cung ban đầu của IO là 95 triệu token sẽ phân bổ cho Launchpool (4%), Airdrop (7.5%), R&D và hệ sinh thái (7.5%).
Từ tháng 07/2025 đến tháng 06/2027, sẽ có khoảng 50% tổng cung IO được unlock các nhà đầu tư và đội ngũ đóng góp, quỹ hệ sinh thái và cho cộng đồng.
Từ tháng 07/2027 trở đi thì chỉ còn lượng token trả thưởng cho các nhà cung cấp GPU và Staker (Phần thừa 300 triệu token).
Token Use Case
Những use case đáng chú ý của token IO:
- Thanh toán: Là phương thức thanh toán chính trong hệ sinh thái Io.net.
- Quản trị: Người dùng có thể tham gia quản trị mạng lưới nhờ việc nắm giữ IO coin.
- Sử dụng cho các tính năng độc đáo: huấn luyện AI model, phát triển Machine Learning với IO-SDK,…
Các sàn niêm yết IO
Binance sẽ là sàn giao dịch tiền điện tử đầu tiên niêm yết Io.net (IO), bắt đầu giao dịch vào lúc 19:00 ngày 11/06/2024 (giờ Việt Nam). Tạo tài khoản Binance để được giảm 20% phí giao dịch.
Các cặp giao dịch Spot được hỗ trợ trên Binance là IO/BTC, IO/USDT, IO/BNB, IO/FDUSD & IO/TRY. Seed Tag sẽ được áp dụng cho IO.
Io.net cũng trở thành dự án Binance Launchpool thứ 55, với thời gian farming kéo dài 4 ngày từ 07:00 07/06/2024 – 07:00 11/06/2024 (theo giờ Việt Nam).
Dự đoán giá IO
Mình sẽ so sánh với các dự án thuộc mảng DePIN tương tự như Io.net đó là Render (RNDR) và Jasmy (JASMY).
Về tầm vóc hiện tại thì IO chưa thể so sánh được với RNDR (Render), dự án số 1 trên thị trường Crypto về mảng GPU phi tập trung. Với các cập nhật và phát triển trên hệ sinh thái Io.net, mình cho rằng FDV của IO sẽ bằng khoảng một nửa so với FDV của RNDR.
Với việc kết hợp giữa trend AI và DePIN, IO hoàn toàn có thể sánh ngang với các nền tảng DePIN hàng đầu thuộc mảng IOT (Internet of Things) như JASMY (Jasmy).
Trong bối cảnh dòng tiền duy trì tốt trên thị trường Crypto, mức FDV của IO sẽ rơi vào khoảng từ 2 – 2.6 tỷ USD. Với tổng cung là 800 triệu IO, mức giá hợp lý cho IO khi list sàn Binance có thể dao động từ mức 2.5 USD đến 3.25 USD.
Dự án FDV Dự đoán giá IO
- Render (RNDR) $5.2B $3.25
- Jasmy (JASMY) $2B $2.5
Tính đến ngày 06/06/2024, IO đang được giao dịch quanh mốc 4.7 USD trên Pre-Market. Nếu được niêm yết với mức giá này tại TGE, mức FDV của IO sẽ xấp xỉ 3.2 tỷ USD.
Hướng dẫn săn Airdrop dự án io.net
Ở phần này, chúng ta sẽ chia làm 2 phần, bao gồm airdrop từ các hoạt động mạng xã hội và từ việc tham gia trở thành worker cho IO.NET
Phần 1: Airdrop từ hoạt động mạng xã hội
Các nhiệm vụ sẽ xoay quanh việc tương tác với các nền tảng mạng xã hội của dự án như like share, retweet. Với các nhiệm vụ khác nhau sẽ giúp bạn tích lũy điểm trên Galxe – Từ đó có cơ hội nhận airdrop.
Lưu ý ở mục này: Airdrop sẽ được chia theo tier và có tổng cộng 10 tier khác nhau, hãy cố gắng lên lv càng cao càng tốt. Để lên rank thì bạn có thể chat trong discord của dự án để được hỗ trợ. Mỗi rank sẽ có từng nhiệm vụ khác nhau.
Phần 2: Airdrop khi trở thành Worker của dự án
Phần này sẽ bao gồm airdrop và phần thưởng khi tham gia vào mạng lưới worker của IO.NET. Về cơ bản, đây là dự án cho thuê GPU, bạn có GPU đủ điều kiện tham gia sẽ có thể tham gia vào mạng lưới. Người thuê sẽ trả tiền cho IO và IO sẽ chia sẻ lợi nhuận cho bạn.
Cơ hội airdrop khi trở thành Worker giai đoạn đầu là có. Sau khi dự án chính thức launch token, bạn có thể nhận thưởng trực tiếp đồng IO về ví hằng tuần nhờ vào việc đóng góp sức mạnh GPU.
Để bắt đầu, chúng ta sẽ cần tạo 1 tài khoản io.net, truy cập io.net và đăng nhập tài khoản gmail.
Chọn connect new device, sau đó điền các thông tin cơ bản theo hướng dẫn của dự án. Bạn sẽ cần cài đặt 3 phần mềm sau: Docker, Cuda và Nvidia drivers installtion
- a) Docker
Nền tảng mở để chạy các ứng dụng từ nhà phát triển 1 cách nhanh chóng. Để cài đặt, đầu tiên bạn truy cập vào trang chủ Docker
Bước 1: Chọn Download for Window
Bước 2: Sau khi tải xong thì tiến hành cài đặt và khởi động lại máy tính. Tiến hành khởi động Docker bằng lệnh search trên thanh công cụ: Docker Windows
Bước 3: Khởi động docker và mở Wsl như hình. Hoàn thành cài đặt Docker
- b) Cuda Tookit
Cuda Tookit là một nền tảng tính toán song song được phát triển bởi NVIDIA. CUDA cho phép bạn sử dụng các card đồ họa (GPU) của NVIDIA để thực hiện các phép tính số học và tính toán đồng thời nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc sử dụng CPU thông thường
Tiến hành cài đặt Cuda Tookit theo 3 bước sau:
Bước 1: Truy cập trang chủ Cuda Tookit của Nvidia. Tiến hành cài đặt bằng lựa chọn Windows
Bước 2: Sau khi tải xong tiến hành cài đặt phần mềm. Khi cài đặt thành công, tiến hành kiểm tra lại bằng cách mở thanh tìm kiếm trên Windows, tìm kiếm Command Prompt và gõ lệnh nvcc –version
Kết quả trả lại như bên dưới là thành công:
- nvcc: NVIDIA (R) Cuda compiler driver
- Copyright (c) 2005-2022 NVIDIA Corporation
- Built on Wed_Sep_21_10:41:10_Pacific_Daylight_Time_2022
- Cuda compilation tools, release 11.8, V11.8.89
- Build cuda_11.8.r11.8/compiler.31833905_0
- c) Nvidia Driver
Nvidia Driver là phần mềm quan trọng cho các card đồ họa của Nvidia. Với nhiều tính năng và ưu điểm, driver này giúp tăng hiệu suất của card đồ họa, tối ưu hóa hiển thị hình ảnh trên màn hình của bạn và hỗ trợ cho nhiều ứng dụng đồ họa phổ biến
Trước khi cài đặt Nvidia Driver bạn cần xem GPU của mình thuộc loại gì. Truy cập thanh công cụ bên dưới Windown và bật Task Manager
Sau khi đã kiểm tra xong thì chúng ta tiến hành truy cập vào trang chủ NVIDIA DRIVER . Tiến hành chọn phiên bản phù hợp với GPU đang sử dụng.
Tải và cài đặt tương tự 2 phần mềm trên. Lưu ý là thời gian cài đặt lâu. Bạn cần chờ đợi và khi cài xong thì cần khởi động lại máy tính.
Lưu ý là GPU của bạn phải nằm trong danh sách được hỗ trợ bởi dự án, xem danh sách tại mục hỗ trợ. Tùy theo số lượng người thuê thì giá sẽ khác nhau. Nhìn chung tại thời điểm bài viết được xuất bản, nhu cầu thuê GPU không cao, chỉ tập trung chủ yếu ở một số dòng như A100 PCIe 80 GB K8S, RTX A6000 K8S hay RTX A4000 K8S.
Sau khi cài đặt theo hướng dẫn xong thì chúng bắt đầu quay lại trang add new device để copy code và dán vào docker. Refresh vài lần để docker kết nối với mạng lưới io.net. Lưu ý trong quá trình chạy thì cần tốc độ mạng cao. Nếu tốc độ mạng quá thấp thì khách hàng sẽ không thuê GPU của bạn.
Số tiền bạn nhận được sẽ dựa trên việc bạn tham gia mạng lưới theo thời gian. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc rất lớn vào dự án và nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể xem đây là 1 nguồn thu nhập thêm khi khai thác GPU không được sử dụng.
Roadmap
Lộ trình phát triển của io.net có những điểm đáng chú ý sau:
- RC1 – Road to Ray: Thử nghiệm các chức năng cốt lõi & giới thiệu khái niệm mới
- RC2 – Road to BreakPoint: Nâng cao hiệu suất của cổng thông tin chính với một kiến trúc phân tầng mạnh mẽ hơn.
- RC3 – Sunny Road Recap: Cải thiện các chức năng tổng thể của hệ sinh thái.
- RC4 – Alphas Only: Nhận phản hồi từ một số người trải nghiệm sớm & khách hàng, đưa ra giải pháp cải thiện độ ổn định của io.net.
- RC5 – Beta Rolling Stone: Cải tiến & tối ưu hóa cơ chế của nền tảng và sửa lỗi nếu cần thiết.
Đội ngũ dự án
io.net được thành lập vào năm 2022 bởi Ahmad Shadid & có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đến nay, dự án đã có khoảng 30 thành viên, với đội ngũ chủ chốt gồm:
- Ahmad Shadid (Founder & CEO):
Anh là đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành tại io.net. Trước đây, anh từng làm kỹ sư nghiên cứu định lượng (quantitative systems engineer) tại ArabFolio Capital & WhalesTrader. Anh cũng hoạt động khá năng nổ trên X (Twitter), với hơn 185,000 người theo dõi.
- Garrison Yang (CSO & CMO):
Anh hiện là giám đốc chiến lược & marketing tại io.net. Anh từng giữ vị trí Phó chủ tịch Phát triển chiến lược tại Ava Labs (Avalanche) & từng làm vị trí Phát triển Sản phẩm tại Meta (Facebook) từ năm 2019 – 2021.
- Tory Green (COO):
Hiện anh đang phụ trách khâu vận hành (Operating) tại io.net. Anh từng đảm nhận vị trí COO tại Hum Capital và Tiller Partners – đều là các nền tảng fintech tập trung vào lĩnh vực đầu tư tài chính.
Nhà đầu tư & Đối tác
io.net đã huy động được 30 triệu USD vòng Series A diễn ra vào ngày 05/03/2024 do HackVC dẫn đầu, cùng sự tham gia của 2 quỹ đầu tư Tier 1 là Delphi Digital & Multicoin Capital và loạt tổ chức khác như Solana Ventures, OKX Ventures, Animoca Brands, …
Điều đáng chú ý là mặc dù dự án mới chỉ trải qua 1 vòng gọi vốn nhưng đã đạt mức định giá “kỳ lân” hơn 1 tỷ USD. Điều này cho thấy các quỹ đầu tư rất tin tưởng vào tiềm năng phát triển trong tương lai của io.net. Với số vốn mới, dự án sẽ mở rộng đội ngũ từ khoảng 50 – 100 người vào cuối năm 2024 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng & tổ chức.
Những đối tác chính của io.net bao gồm Solana (SOL), Filecoin (FIL), Render (RNDR) & Ray.io. Vào ngày 10/04, io.net cũng đã công bố hợp tác với Aptos (APT). Đây đều là những mạng lưới Layer 1 hàng đầu hiện nay, tập trung vào cơ sở dữ liệu và có thể đem đến sự hỗ trợ tích cực cho các giải pháp DePIN của io.net.
Tiềm năng và rủi ro của io.net là gì?
Tiềm năng của io.net:
- Mở rộng khả năng truy cập tài nguyên GPU: io.net giúp các công ty AI và ML dễ dàng truy cập vào tài nguyên GPU mà họ cần, bất kể vị trí địa lý hay quy mô của họ. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển của AI và ML trong các lĩnh vực mới, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nông nghiệp.
- Tiềm năng Airdrop: Việc dự án ra mắt chương trình điểm thưởng Ignition vào đầu tháng 3 đã khiến cộng đồng dấy lên suy đoán rằng io.net sẽ có thể tiến hành airdrop token IO trong thời gian tới.
- Thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực AI & ML: io.net hiện đã có các sản phẩm đáng chú ý như IO Cloud, IO Worker & IO Worker, giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng từ các nhà cung cấp & người tiêu dùng tài nguyên GPU. Dự án có thể bổ sung thêm nhiều sản phẩm mới sau khi ra mắt token IO.
Rủi ro của io.net:
- Thị trường cạnh tranh: Thị trường AI và ML vẫn đang liên tục phát triển & các đối thủ cạnh tranh của io.net như AWS, Google Cloud có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn hoặc rẻ hơn trong tương lai.
- Rủi ro pháp lý: io.net là một dự án DePIN & AI phi tập trung còn khá mới mẻ, có thể không tuân thủ các quy định pháp lý ở một số quốc gia. Điều này có thể dẫn đến việc io.net bị cấm hoạt động ở một số thị trường, điển hình như việc Worldcoin (WLD) bị cấm tại khá nhiều quốc gia hiện nay.
Tổng kết
io.net là nền tảng DePIN tận dụng mạng lưới GPU nhàn rỗi, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả cho các công ty AI & ML. Dự án giúp phá vỡ rào cản gia nhập đối với lĩnh vực điện toán, mở ra cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn sức mạnh tính toán khổng lồ với chi phí thấp.
Lĩnh vực AI & DePIN được coi là narrative tiềm năng bậc nhất trên thị trường Crypto và io.net hứa hẹn sẽ trở thành cái tên không thể bỏ qua trong thời gian tới.
Miễn trừ trách nhiệm: Coincanban khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, Coincanban không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nội quy bình luận: Viết nội quy bình luận của bạn vào đây trong fun.