Blockchain Layer là gì? Cách phân biệt Layer 0, 1, 2, 3. Thị trường crypto ngày càng phát triển, các dự án từ đó cũng liên tục mở rộng và sinh ra rất nhiều các Layer để phục vụ người dùng. Cùng Coincanban tìm hiểu cách phân biệt các Layer và lựa chọn cơ hội đầu tư phù hợp nhất nhé!
Mục lục bài viết:
Blockchain Layer là gì?
Hơn chục năm trước, bạn mua nhà và giao dịch được ghi lại trên giấy. Một thời gian sau, người chủ cũ đòi lại nhà vì nói rằng họ chưa nhận tiền, và bạn không có giấy xác nhận vì đã mất. Không chứng minh được quyền sở hữu, nhà của bạn trở thành tài sản tranh chấp. Nếu có cơ quan chức năng giám sát giao dịch, vẫn có rủi ro mất dữ liệu do máy tính bị xâm phạm hoặc lỗi phần mềm.
Blockchain ra đời để giải quyết các vấn đề này bằng cách ghi lại và lưu trữ dữ liệu một cách minh bạch, công khai và không thể thay đổi. Giao dịch được đưa vào các khối (block), các khối này liên kết với nhau thông qua mã hàm băm (hash) và sắp xếp theo thứ tự thời gian để tạo thành chuỗi (chain).
Dù blockchain đã giải quyết được nhiều vấn đề, nhưng khi mạng lưới phát triển và khối lượng giao dịch tăng cao, nó phải chịu áp lực lớn. Vì cấu trúc của blockchain khó mở rộng theo chiều ngang, các Blockchain Layer khác đã ra đời để giải quyết vấn đề này. Các lớp blockchain mới này giúp tăng khả năng mở rộng và hiệu suất của hệ thống, đảm bảo rằng các giao dịch được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Blockchain Layer là các lớp thứ ba được xây dựng để cải thiện khả năng mở rộng. Với lượng người dùng ngày càng lớn trong thị trường crypto hiện tại, các blockchain gặp khó khăn trong việc mở rộng theo chiều ngang. Để giải quyết vấn đề này, các Blockchain Layer như Layer 0, Layer 1, Layer 2, và Layer 3 được phát triển để tăng cường hiệu suất và chức năng mở rộng.
Có 4 loại Blockchain Layer chính nhưng sẽ được phân loại thành 2 nhóm khác nhau:
- Base Layer
Nhóm này bao gồm các Layer gốc, nơi thực hiện các chức năng cơ bản và quản lý dữ liệu cốt lõi của mạng lưới. Các Layer trong nhóm này chịu trách nhiệm về cơ chế đồng thuận, bảo mật, và lưu trữ tất cả các giao dịch. Base Layer là nền tảng chính mà các lớp khác xây dựng và hoạt động dựa trên đó. Layer 1 sẽ thuộc nhóm này.
- Layer Built on Base Layer
Các Layer này thì này nhằm mục đích cải thiện tốc độ giao dịch, phí giao dịch, khả năng mở rộng cho Base Layer mà nó xây dưng lên. Các Layer 2 và Layer 3 sẽ thuộc vào nhóm này.
Sự khác biệt giữa các blockchain layer là gì?
Layer 0
Layer 0 thực chất được sinh ra sau cả Layer 1, mục đích giúp giải quyết các vấn đề tồn đọng ở Layer 1.
Các blockchain Layer 1 là dạng blockchain độc lập, nghĩa là bản thân đã hoàn chỉnh và nó có thể hoạt động mà không cần bất kể bên thứ ba hỗ trợ nào khác, cấu trúc của nó đã được ấn định ngay từ ban đầu nên không thể tuỳ biến sau này. Đây chính là điểm yếu có các blockchain Layer 1. Ví dụ như các dự án về GameFi cần phải có tốc độ giao dịch nhanh để không làm quá trình chơi game bị hạn chế mà các blockchain không thể tùy biến thay đổi cấu trúc được, chính vì lý do này Layer 0 được ra đời.
Layer 0 sẽ là lớp nền để cho các Layer 1 xây dựng lên, cho phép các dự án Layer 1 này tuỳ biến cấu trúc của mình theo mục đích riêng. Lấy ví dụ ở trên thì các dự án GameFi sẽ tùy chỉnh cấu trúc của blockchain để giảm về độ bảo mật, từ tăng tốc độ giao dịch -> trải nghiệm của người dùng sẽ mượt mà hơn.
Điều cần chú ý ở đây là người dùng sẽ không trực tiếp sử dụng các Layer 0 được mà chỉ có các nhà phát triển sử dụng để xây dựng các Layer 1. Hiện tại các Layer 0 không còn quá phát triển trong những năm gần đây mà thay vào đó tập trung vào các Layer khác, một vài dự án nổi bật làm về Layer 0 có thể kể đến như: Cosmos, Avalanche, Polkadot,…
Layer 1
Layer 1 hay còn được gọi là blockchain nền tảng, mỗi một blockchain sẽ chứa các thành phần chung đã được liệt kê ở trên hoặc cũng có thể nhiều hơn tuỳ thuộc vào mục đích của blockchain đó. Mỗi một blockchain hoạt động riêng độc lập với nhau, không ảnh hưởng cũng như phụ thuộc vào nhau để hoạt động.
Mỗi Layer 1 khi được tạo ra sẽ hướng tới một mục đích nào đó thế nên sẽ có một cơ chế đồng thuận, hệ sinh thái, khả năng xử lý giao dịch, tốc độ giao dịch khác nhau dẫn đến mỗi Layer 1 đều có một ưu và nhược điểm khác nhau. Nó cũng là lớp cơ sở hạ tầng để cho việc xây dựng các ứng dụng.
Bitcoin tiên phong cho Layer 1 đầu tiên, ngoài còn có rất nhiều các dự án khác như Ethereum, Near, Solana,…và còn rất nhiều các dự án khác. Hiện tại các blockchain thế hệ trước đang gặp về một số vấn đề nên sẽ hiện tại đã và đang có rất nhiều các Layer 1 khác được phát triển để cạnh tranh với các Layer 1 hiện tại.
Các dự án làm về Layer 1 nổi bật hiện tại có thể kể đến như Ethereum, BNB Chain, Solana, Aptos, Sui, Berachain,… và còn rất nhiều các dự án khác.
Layer 2
Layer 2 là các giải pháp phát triển trên Layer 1, nhằm giải quyết các vấn đề mà blockchain Layer 1 đang gặp phải.
Ví dụ như Ethereum đang có tốc độ giao dịch chỉ ở mức 15 TPS (số lượng giao dịch xử lý trong một giây), vào các năm đầu tiên mới ra mắt thì không gặp vấn đề gì nhưng càng ngày có càng nhiều người dùng thì sẽ dẫn đến việc bị quá tải, phí tăng cao, giao dịch bị nghẽn. Chính vì như thế các blockchain Layer 2 sinh ra để giảm tải áp lực cho Layer 1.
Điểm khác biệt lớn nhất của Layer 2 và Layer 1 là Layer sẽ không có cơ chế đồng thuận riêng mà thay vào đó là sử dụng cơ chế đồng thuận của Layer 1, chính vì như thế sẽ tận dụng được lớp bảo mật của mạng lưới gốc. Các Layer 2 sẽ có các thông số kỹ thuật khác nhau, hệ sinh thái khác nhau, giải pháp khác nhau nhằm tối ưu cho sản phẩm của họ.
Các Layer 2 có thể giải quyết các vấn đề của Layer 1 như:
- Tăng khả xử lý giao dịch: Layer 2 sẽ xử lý các giao dịch ngoài chuỗi và sau đó tổng hợp lại đăng lên và đồng bộ hoá các giao dịch ở Layer 1, từ đó Layer 2 sẽ có thể gia tăng được tốc độ giao dịch.
- Giảm phí giao dịch: Chính vì xử lý giao dịch ngoài chuỗi và gộp các giao dịch lại mà các Layer 2 giảm được phần nào phí giao dịch trên chuỗi.
- Có thể phát triển tùy chỉnh và có khả năng mở rộng mạng lưới theo chiều ngang.
- Ở thời điểm hiện tại thì chỉ có các blockchain lớn có Layer 2 như Ethereum, Bitcoin và Solana. Một vài dự án nổi bật như là Arbitrum, Optimism, Starknet, zkSync, Taiko,…
Layer 3
Về mặt ý tưởng thì Layer 3 cũng khá tương đồng với Layer 2 khi được sinh ra với mục đích tăng khả năng mở rộng cho Layer bên dưới. Các bên phát triển Layer 3 thường thì sẽ tập trung vào một ngách nhất định như GameFi, NFT, Privacy,…Cũng có thể gọi Layer 3 một cách dẫn dã Layer 2 của Layer 2.
Chính vì việc chỉ tập trung vào một mục đích duy nhất nên các thông số kỹ thuật của Layer 3 sẽ tối ưu hơn đồng thời cũng cũng thừa hưởng được tính bảo mật từ Layer 1. Hiện tại thì hầu hết các dự án Layer 3 chủ yếu được phát triển trên các Layer 2 của Ethereum vì đây là blockchain đang nhiều vấn đề cần giải quyết nhất. Một vài điểm khác biệt giữa Layer 2 và Layer 3 như:
- Khả năng mở rộng: Layer 2 chủ yếu được biết đến với việc tăng khả năng mở rộng giữa các mạng lưới với nhau. Layer 3 lại tập trung chủ yếu vào việc tăng tính mở rộng của các dApp được xây dựng trên nó.
- Tính ứng dụng: Layer 2 với mục đích mở rộng mạng lưới và trở thành cơ sở hạ tầng để những dApp khác xây dựng. Ở chiều hướng ngược lại, Layer 3 hướng đến việc có tính ứng dụng cao hơn, khi tập trung vào những sản phẩm cụ thể như Gaming, Lending/Borrowing, Privacy…
- Một vài dự án về Layer 3 có thể kể đến như: XAI, Degen Chain, B3, zkLink Nova, Teva Chain,..và còn rất nhiều dự án khác.
Sự khác biệt giữa các Layer
Các Layer được sinh ra với mục đích sử dụng khác nhau nên có những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong khi các Layer 1 tập trung vào việc tối ưu mạng lưới để cân bằng việc xử lý cũng như phát triển các ứng dụng, các Layer 2 thì tập trung vào việc mở rộng mạng lưới gốc để tối ưu tốc độ giao dịch và giảm phí giao dịch, vì hai layer bên dưới tối ưu được mở rộng mạng lưới thì Layer 3 chỉ tập trung vào việc phát triển những sản phẩm ngách.
Chính vì việc phát triển quá nhanh sẽ dẫn đến việc một người dùng mới chọn điểm để bắt đầu thực sự là điều khó khăn, không phải Layer nào tối ưu nhất thì sẽ chọn Layer đó làm điểm bắt đầu.
Đâu sẽ là sự lựa chọn tốt cho người mới tham gia thị trường?
Điểm chung của hầu hết người mới tham gia thị trường là chưa thể hiểu được hết sự tương tác giữa các Layer với nhau cũng như các sản phẩm trong mỗi Layer. Nếu một người mới tham gia khi nghe được thông tin là Layer 3 đang rất hot tham gia trải nghiệm Layer 3 trước cả Layer 1 và Layer 2, điều này dẫn đến việc chuyển tài sản lên Layer 3 để trải nghiệm rất khó khăn vì để có tài sản trên Layer 3 thì phải chuyển tài sản từ CEX qua Layer 1 rồi tiếp đến là Layer 2 rồi sau đó là đến Layer 3.
Tuy nhiên đó chỉ là về mặt lý thuyết nhưng để thực hành thì rất khó khăn đối với người mới, để chuyển tài sản giữa các Layer với nhau cần sử dụng Bridge mà có rất nhiều các Bridge khác nhau và cơ chế khác nhau, nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dẫn đến việc chuyển tài sản không đúng với chain mong muốn. Trường hợp khác là muốn rút tài từ Layer 2 về Layer 1 nhưng sẽ không nhận tài sản ngay luôn vì các giải pháp Layer 2 muốn rút thì phải đợi một khoảng thời gian nhất định.
Chính vì như thế những người mới tham gia vào thị trường nên tìm hiểu và sử dụng thành thạo các sản phẩm cơ bản ở Layer 1 trước thì khi sử dụng các Layer khác, điều này sẽ trang bị cho người dùng những kiến thức đủ để trải nghiệm mà không gặp khó khăn nào.
Tổng kết
Hiện tại thị trường crypto đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, người dùng ngày càng đông đúc, các dự án từ đó cũng liên tục mở rộng và sinh ra rất nhiều các Layer để phục vụ người dùng. Vì thế, việc nắm rõ đặc điểm của từng Layer sẽ giúp bạn rất nhiều trong hành trình đầu tư.
Miễn trừ trách nhiệm: Coincanban khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, Coincanban không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Nội quy bình luận: Viết nội quy bình luận của bạn vào đây trong fun.